Tìm hướng phát triển ở Việt Nam
Ngày đăng: Mar 30, 2015 6:33:21 AM
Ông Sơn cho biết, Bkav đã áp dụng phương thức kinh doanh phần mềm như một dịch vụ từ cách đây năm năm, khi bắt đầu kinh doanh phần mềm diệt virus BkavPro. Cụ thể, công ty tiến hành thu phí dịch vụ từ phần mềm BkavPro theo từng năm, thay vì chỉ bán một lần như những phần mềm khác.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng giám đốc MISA, giải thích rằng việc cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ có nhiều khác biệt so với cách cung cấp phần mềm cài đặt truyền thống. Khách hàng không cần đầu tư hạ tầng CNTT phức tạp, chỉ cần hạ tầng mạng Internet thông thường. Thuận lợi kế tiếp là doanh nghiệp khách hàng cũng sẽ tiết giảm được nhân sự trong khâu quản trị mạng bởi nhà sản xuất phần mềm đã lo hộ khâu này. Ngoài ra, khách hàng chỉ trả một khoản phí nhất định theo từng năm chứ không phải đầu tư một khoản lớn tại thời điểm mua phần mềm. Như vậy, cả khách hàng lẫn nhà cung cấp dịch vụ đều cảm thấy tiện lợi. Với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh nằm ở nhiều địa phương, nhiều khu vực khác nhau thì việc sử dụng phần mềm trực tuyến sẽ càng phát huy hiệu quả. Chính vì những lợi thế kể trên mà ngay khi MISA công bố cung cấp dịch vụ đã có khá nhiều khách hàng đăng ký sử dụng.
Còn ông Dương Tiến Phong, Tổng giám đốc StarSoft, cho rằng sự phát triển của hạ tầng CNTT và mạng Internet cùng với nhu cầu về thắt chặt chi tiêu của chính các doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo cơ hội cho những dịch vụ mới như cho thuê phần mềm qua mạng phát triển, vì nó giúp tiết kiệm chi phí trong việc đầu tư cho CNTT. Giá thuê phần mềm qua mạng sẽ rẻ hơn so với việc trang bị phần mềm truyền thống nhờ công tác bảo hành, bảo trì có thể thực hiện trực tuyến thay vì đến tận nơi xử lý tại máy tính của khách hàng. Dịch vụ này cũng cho phép các doanh nghiệp chỉ phải chi trả cho những gì mà họ sử dụng, trong khi trước đây phải mua trọn bộ phần mềm mà có khi chỉ sử dụng vài tính năng.
Theo các chuyên gia Bkav, trong năm năm tới, hạ tầng CNTT ở Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho việc chuyển sang sử dụng phần mềm dưới dạng dịch vụ, và người sử dụng cũng cần có thời gian để quen với xu hướng này. Chính vì thế, doanh thu từ dịch vụ này cũng chưa thể tăng cao. Bkav đặt mục tiêu trong năm năm tới là doanh thu từ việc cho thuê phần mềm như dịch vụ sẽ chiếm 50% tổng doanh thu của công ty, còn trong 10 năm tới, con số này sẽ đạt 90%.
Nhà cung cấp StarSoft cũng nhận định rằng khó khăn lớn nhất xuất phát từ tâm lý và thói quen của khách hàng, đó là người sử dụng e ngại sẽ lệ thuộc vào nhà cung cấp, lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp và cả việc nhà cung cấp sẽ tăng giá khi người sử dụng đã quen với dịch vụ. Tuy nhiên, StarSoft cho rằng trong vòng năm năm tới dự kiến có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chuyển sang thuê phần mềm qua mạng. Lý do là xu hướng này phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ và họ cũng là đối tượng có nhu cầu cao về ứng dụng những công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất và điều hành.
Nguồn Thời Báo Vi Tính Sài Gòn
Khi mà việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển thì tại Việt Nam xu hướng này cũng đang dần hình thành. Các chuyên gia trong ngành nhận định rằng với sự thâm nhập và mở rộng hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, điện toán đám mây sẽ phát triển thuận lợi.
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam tham gia vào việc cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Một số doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh việc hợp tác với đối tác nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ này ra thị trường vào cuối năm nay.
Khi các tên tuổi lớn vào cuộc
Để chuẩn bị cho việc cung cấp dịch vụ điện toán đám mây vào cuối năm, mới đây FPT đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Microsoft và Trend Micro. Sau đó, doanh nghiệp này cử ba chuyên viên sang Đài Loan làm việc với Trend Micro và trong tháng Tám này, FPT bắt đầu xây dựng và triển khai điện toán đám mây.
Việc chọn hai đối tác khác nhau để hợp tác nằm trong sự tính toán của FPT. Trend Micro sẽ cung cấp cho khách hàng của FPT những tiện ích của điện toán đám mây thông qua cơ chế mã nguồn mở. Các ứng dụng sẽ được khai thác linh hoạt và người sử dụng có thể tiết kiệm chi phí so với sử dụng phần mềm nguồn đóng (phần mềm thương mại). Trong khi đó, Microsoft sẽ hỗ trợ FPT phát triển nền tảng điện toán đám mây sử dụng công nghệ của hãng này, sau đó hướng đến các dịch vụ ứng dụng điện toán đám mây trong công tác truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT, nói rằng điện toán đám mây được xem là cuộc “cách mạng” mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) của thế giới và FPT đang nỗ lực để đưa cuộc “cách mạng” này sớm đến thị trường Việt Nam.
Về phía Microsoft, Giám đốc điều hành Steve Ballmer cũng khẳng định việc hợp tác với FPT là nỗ lực của hãng này nhằm đưa điện toán đám mây – xu hướng công nghệ mới của thế giới – vào Việt Nam. “Hiện 75% trong 40.000 nhà sáng tạo phần mềm tại Microsoft đang tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ điện toán đám mây. Dự kiến đến năm 2011, con số nhân sự này sẽ chiếm đến 90%.”
Cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ ra thị trường
Trong khi các nhà cung cấp quốc tế vẫn chưa công bố cụ thể về những dịch vụ điện toán đám mây sẽ được cung cấp tại thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp trong nước đã vào cuộc thông qua dịch vụ cho thuê phần mềm qua mạng.
Dịch vụ điện toán đám mây hiện được chia ra thành nhiều mảng như: cho thuê phần mềm qua mạng, cho thuê hạ tầng CNTT như trung tâm dữ liệu (cho thuê máy chủ và chỗ đặt máy chủ). Hiện dịch vụ cho thuê trung tâm dữ liệu đã được nhiều doanh nghiệp cung cấp từ hơn một năm nay(*), còn cho thuê phần mềm qua mạng có thể được xem là dịch vụ mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
Cuối tháng Sáu, Công ty An ninh mạng Bkav đã cho ra mắt phần mềm diệt virus Bkav 2010 sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav, cho biết các phần mềm khác như Bkav eOffice, Bkav eGate cũng sẽ được công ty cung cấp dưới dạng phần mềm như một dịch vụ vào cuối năm nay. Cũng trong khoảng thời gian này, Công ty Phần mềm MISA đã cho ra mắt phiên bản mới của phần mềm kế toán MISA SME.Net 2010. Đây là phần mềm kế toán đã được khoảng 20.000 doanh nghiệp khách hàng sử dụng. Song, với phiên bản mới này, MISA hướng tới việc cung cấp dịch vụ theo mô hình cho thuê phần mềm qua mạng.
Trước đây, MISA chỉ bán phần mềm cho khách hàng cài đặt và sử dụng nhưng dự kiến vào cuối năm nay, doanh nghiệp này sẽ trình làng phiên bản mới của phần mềm quản trị quan hệ khách hàng và phần mềm quản trị nhân sự dưới hình thức cho thuê qua mạng.
Một số công ty phần mềm khác cũng cung cấp dịch vụ cho thuê phần mềm qua mạng, như Công ty Phần mềm StarSoft vừa cung cấp phần mềm quản trị nhân sự StarHRM theo dạng cho thuê trực tuyến, không bán dưới dạng phần mềm đóng gói như trước đây.
Cơ hội từ xu hướng mới