46% doanh nghiệp Việt Nam đang “lên mây”
Ngày đăng: Mar 30, 2015 8:37:48 AM
Hãng bảo mật Symantec vừa mới công bố kết quả “Khảo sát năm 2011 về Ảo hóa và xu hướng dịch chuyển sang đám mây” trong các doanh nghiệp. Theo đó, 46% các tổ chức tại Việt Nam đang triển khai đám mây lai và ảo hóa.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 3.700 tổ chức tại hơn 35 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, 46% các tổ chức tại Việt Nam đang triển khai đám mây lai và ảo hóa. Lưu trữ dạng dịch vụ tư nhân (Private Saas) có mức phổ biến thấp nhất với 39% tổ chức hiện đang ứng dụng, 20% và 21% doanh nghiệp triển khai ảo hóa máy chủ và ảo hóa lưu trữ. Cácdoanh nghiệpvẫn đang mò mẫm học hỏi về khả năng của những công nghệ này và làm cách nào để khắc phục những thách thức đi kèm với chúng.
Khảo sát cho thấy, các tổ chức hiện đang tận dụng công nghệ ảo hóa cho các ứng dụng quan trọng trong kinh doanh nhưng vẫn còn khá chậm chạp. Trong số các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ứng dụng công nghệ ảo hóa, 64% đơn vị dự định sẽ ảo hóa các ứng dụngcơ sở dữ liệutrong vòng 12 tháng tới; 45% doanh nghiệp dự định sẽ ảo hóa các ứng dụng web, và 64% đơn vị dự định sẽ ảo hóa email và các ứng dụng lịch biểu, 45% đơn vị dự định sẽ ảo hóa các ứng dụng ERP.
Các đơn vị cũng cho biết, họ e ngại chưa đủ kiến thức và khả năng kiểm soát những ứng dụng khác chạy trên cùng một máy chủ vật lý; những lỗ hổng bảo mật trong xác thực; thiếu thông tin về tiền sử rủi ro của các đối tác/đơn vị bên ngoài; lo ngại trường hợp tải khoản, dịch vụ hoặc lưu lượng mạng bị chiếm quyền điều khiển; và lo lắng về khả năng khôi phục thảm họa.
Trong khi đó, 69% giám đốc tài chính của các doanh nghiệp lại không "sẵn sàng" trong việc chuyển đổi những ứng dụng kinh doanh quan trọng sang những môi trường đám mây lai/ảo hóa. 54% giám đốc điều hành các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng trong việc chuyển dịch các ứng dụng này.
Những lo ngại chính về việc đưa những ứng dụng kinh doanh quan trọng vào môi trường đám mây lai và ảo hóa chính là các vấn đề thiếu các công cụ giám sát/quản lý (100%), hiệu suất hoạt động (89%), độ tin cậy (89%) và tính bảo mật (89%).
Symantec cũng đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp để có thể chuyển sang mô hình đám mây thuận lợi nhất:
- Đảm bảo sự nhất quán giữa đội ngũ CNTT và ban lãnh đạo trong kế hoạch triển khai ảo hóa và đám mây: Cần phải chỉ ra rằng, những lo ngại của các lãnh đạo cấp điều hành (C-level) là hoàn toàn có thể giải quyết được, chẳng hạn như bảo mật và tính sẵn sàng của hệ thống; cần chỉ ra rằng những lo ngại của các lãnh đạo mặc dù quan trọng nhưng có thể vượt qua được bằng cách tận dụng những biện pháp tốt nhất hiện có và các giải pháp mạnh mẽ, đảm bảo những thông tin giá trị và các ứng dụng quan trọng sẽ được bảo vệ và luôn luôn sẵn sàng.
- Không làm đơn lẻ khi chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây: Những kế hoạch về ảo hóa và đám mây sẽ thành công hơn khi được thực hiện kế hoạch CNTT toàn diện, thống nhất trên toàn tổ chức. Bởi vì quá trình này liên quan tới mọi vấn đề CNTT (máy chủ, lưu trữ, mạng, ứng dụng…), do đó nếu chỉ triển khai dưới dạng những "dự án đặc biệt" đơn lẻ thì có thể sẽ không thành công. Thay vào đó, cần coi đám mây là một môi trường CNTT tổng thể mà tất cả các phòng ban đều cần tham gia từ giai đoạn lập kế hoạch đến triển khai.
- Tận dụng và hiện đại hóa hạ tầng hiện có: Trước khi doanh nghiệp sẵn sàng ứng dụng đám mây, cần xác định rõ là mình đang tận dụng hạ tầng hiện có để đạt được hiệu quả tương tự và sau nữa là thực hiện hiện đại hóa khi cần thiết. Chuyển đổi các máy chủ tĩnh, không gian lưu trữ và mạng doanh nghiệp thành một nhóm ảo hóa các tài nguyên. Thay thế việc phân bổ tĩnh bằng việc phân bổ theo từng dịch vụ, và cần triển khai các biện pháp giám sát cũng như đo lường để đánh giá những giá trị mang lại cho doanh nghiệp.
- Đặt ra những mục tiêu khả thi và theo dõi kết quả: Doanh nghiệp cần biết rõ một điều là cho dù được quảng cáo quá mức, điện toán đám mây vẫn là một thị trường mới và đang phát triển. Cần đặt ra những kỳ vọng có tính khả thi, sau đó theo dõi và kiểm tra kết quả để xác định những cách thức nhằm cải thiện hiệu quả dự án của mình về sau.
Nguồn PCWorld VietNam